Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Vào WinPE (7 hoặc 8) chọn Windows+R hoặc chọn Start, Run. Gõ lệnh cmd.Nếu cài đặt bằng Đĩa DVD hoặc USB thì khi tới mục chọn ổ đĩa nhấn tổ hợp phím Shift+F10. (Ở đây mình thực hành trên WinPE nhé).

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh diskpart

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ tiếp lệnh list disk để hiển thị các ổ cứng có trên máy.

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh select disk 0 để chọn ổ cứng (tùy máy nhé!).

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh create partition primary size= "Dung lượng cần tạo". Để chia dung lượng chính xác cho phân vùng thì mình chỉ cần chọn “dung lượng phân vùng” x 1024.
Vd: Muốn chia 70Gb thì tính 70 x 1024 = 71680, 86.5Gb thì tính 86.5 x 1024 = 88576.

Ở đây mình chọn 75.2Gb thì gõ lệnh create partition primary size=77069.

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gán ký tự cho phân vùng vừa tạo bằng lệnh assign letter=C, D, E” (Ở đây mình chọn ổ C nên gõ lệnh assign letter=C

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Sau đó Format phân vùng bằng lệnh format fs=ntfs label=Tên phân vùng” quick compress(Ở đây mình muốn đặt tên là OS thì gõ lệnh format fs=ntfs label=”OS” quick compress)

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Set Active cho phân vùng vừa tạo bằng lệnh active

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Kết quả

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Bây giờ chúng ta chia tiếp các phân vùng mở rộng bằng các lệnh sau:

Gõ lệnh create partition extended

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ tiếp create partition logical size=200000 để chia phân vùng thành 195Gb.

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh assign letter=D đễ đặt ký tự cho phân vùng.

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh format fs=ntfs label=”Data” quick compress để đặt tên phân vùng là Data

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

OK rồi nhé!

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart


Tạo phân vùng còn lại bằng lệnh create partition logical

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh assign letter=E đễ đặt ký tự cho phân vùng.

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Gõ lệnh format fs=ntfs label=”Relax” quick compress để đặt tên phân vùng là Relax

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Kiểm tra lại thì ta có 1 phân vùng (C: OS) để cài Win, 2 phân vùng còn lại (D: Data, E: Relax) để lưu trữ dữ liệu.

Chia phân vùng ổ cứng để cài đặt Windows bằng lệnh Diskpart

Chúc bạn thành công.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

The First PowerShell "follow nhất nghệ"

Mình xin đi tiếp vào chủ đề.
Làm thế nào để viết được một Script đơn giản sử dụng Powershell phục vụ nhu cầu quản trị hệ thống.

Sau một thời gian mần mò và tìm hiểu mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể viết được 1 đoạn script.

Trong nội dung này mình chỉ tập trung vào các bước step by step chứ ko đi sâu vào các câu lệnh nhé.

Bắt đầu: 

- Định dạng file của powershell script là .ps1.
- làm thế nào tôi có thể sử dụng được file này: Nếu bạn sử dụng windows 7 trở lên hoặc windows 2008 trở lên thì windows đã hỗ trợ cài đặt mặc định powershell trong đó. Bạn chỉ cần mở chuột phải vào file .ps1 chọn run with powershell. nếu sử dụng windows 2003 hoặc XP bạn cần download powershell về cài đặt.
- Mặc định khi bạn chạy powershell script lần đầu sẽ bị lỗi. Do mặc định powershell đang để ở chế độ ko cho phép chạy Script.

Để có thể chạy được bạn cần mở giao diện powershell lên đánh câu lệnh sau:

Set-ExecutionPolicy remotesigned

ok giờ mình cần tạo 1 file script để chạy thử.

mở file notepad ra đánh câu lệnh sau vào và save as định dạng .ps1

write-host "xin chao"

- Tiếp theo mình sẽ nói về một số cấu trúc câu lệnh thường dùng trong 1 file script
Chỉ cần sử dụng các câu lệnh sau là bạn có thể viết được:

+ nhập thông tin vào. Bắt đầu bằng “$”

Ví dụ: mở powershell đánh câu lệnh sau 

$user = “user01” 

$user

Lúc này biến $user được gán với giá trị “user01”

Hoặc có thể như sau:

$name = “user01”
$user = $name
Lúc đó $user = user01

Có thể gán giá trị cụ thể trong file script như phần trên hoặc có thể gán giá trị bằng cách đưa ra yêu cầu bắt người dùng nhập vào từ contoso

$user = read-host “hay nhap user vao”

+ xuất thông tin ra màn hình contoso powershell

Gồm các cách sau:

Write-host “thông tin xuất”
Write-host $user
Write-host $user “thong tin xuất”
Write-host $user $user
Write-host $user “thong tin xuat” $user

Script tham khảo áp dụng các câu lệnh trên:

$name = “MicrosoftIT”
$addressBlog = "http://eventviewid.blogspot.com/"
$Tite = “gioi thieu Powershell”
$imput = read-host “Nhap ten cua ban vao day”

Write-host $Tite
Write-host $name
Write-host $addressBlog
Write-host “”
Write-host “chao mung ban ” $imput “den voi Powershell”

Giờ chúng ta đã đi qua 2 cách nhập và xuất thông tin trong powershell rồi. vậy muốn đưa thông tin từ 1 file vào thì làm như nào. 
Powershell hỗ trợ lấy thông tin từ 1 file csv vào. Để lấy thông tin từ file CSV chúng ta sử dụng câu lệnh sau:
Import-Csv –Path “c:\user.csv”
Ví dụ:
$user = Import-Csv –Path “c:\user.csv”
$user
Khi đó sẽ liệt kê các thông tin từ file CSV này.
Hoặc chúng ta có thể lấy thông tin từ 1 file text.
Get-Content –Path “c:\user.txt”
Ví dụ:
$user = Get-Content –Path “c:\user.csv”
$user

Hẹn các bạn vào bài sau.

http://eventviewid.blogspot.com/